Máy hàn miệng túi liên tục là thiết bị quan trọng trong các dây chuyền đóng gói công nghiệp, đặc biệt trong ngành thực phẩm, dược phẩm,...Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, máy có thể gặp phải một số sự cố kỹ thuật. Chính vì thế, việc biết rõ những nguyên nhân khiến máy hàn miệng túi liên tục bị lỗi và khắc phục nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Là thiết bị chuyên dụng trong dây chuyền đóng gói tự động, được ứng dụng phổ biến trong các ngành như thực phẩm, dược phẩm, linh kiện điện tử và nông sản. Máy hoạt động bằng cách hàn kín miệng các loại túi như túi nhựa PE, PP, túi nhôm, túi giấy bạc... đảm bảo bảo quản sản phẩm tốt hơn, chống ẩm mốc, vi khuẩn và thất thoát. Nhờ khả năng vận hành liên tục, thiết bị giúp tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và duy trì tính ổn định trong sản xuất.
Máy gồm ba bộ phận chính: băng chuyền, cụm hàn và bộ điều khiển. Băng chuyền dẫn sản phẩm đi qua cụm hàn với tốc độ ổn định, phù hợp tải trọng từ 3–10kg. Cụm hàn gồm thanh nhiệt và thanh ép, đảm bảo tạo đường hàn kín, chắc chắn. Bộ điều khiển tích hợp các nút chỉnh nhiệt độ, tốc độ và in date, giúp tối ưu hiệu suất vận hành và đảm bảo độ chính xác trong từng lần hàn.
Máy hàn miệng túi liên tục hoạt động theo nguyên lý gia nhiệt kết hợp cơ khí: Sau khi kết nối nguồn điện, thanh gia nhiệt bắt đầu nóng lên đến mức nhiệt đã được cài đặt. Khi đạt đến nhiệt độ ổn định, băng chuyền sẽ đưa sản phẩm (túi cần hàn) di chuyển qua cụm hàn. Tại đây, miệng túi được kẹp ép giữa hai thanh nhiệt và thanh ép, tạo thành một đường hàn kín, chắc chắn. Quá trình này diễn ra liên tục và tự động, không cần can thiệp thủ công trong từng thao tác hàn, giúp nâng cao hiệu suất đáng kể so với máy hàn tay hoặc hàn chân.
Khám phá chi tiết hơn: Máy hàn miệng túi là gì? Tất tần tật từ A-Z
Hiện tượng đường hàn không kín, bị lệch hoặc rách túi thường xảy ra khi thanh hàn không phân bổ nhiệt đồng đều hoặc lực ép không đủ, khiến quá trình hàn không đạt độ kín cần thiết. Bên cạnh đó, nếu bề mặt thanh ép bị bén hoặc đã bị mòn sau thời gian dài sử dụng, có thể gây rách mép túi khi túi đi qua. Ngoài ra, việc hàn túi không đúng vị trí trên băng chuyền cũng dẫn đến tình trạng đường hàn bị méo hoặc hàn sai vị trí.
Cách khắc phục:
Để khắc phục, cần kiểm tra lại thanh nhiệt và thanh ép, đảm bảo chúng được căn chỉnh đúng kỹ thuật, phân bổ đều lực ép và nhiệt trên toàn bề mặt tiếp xúc với túi. Nếu phát hiện thanh ép có cạnh sắc hoặc mòn, nên tiến hành mài nhẵn hoặc thay thế để tránh gây tổn hại cho bao bì. Đồng thời, hướng dẫn nhân sự vận hành đặt túi đúng vị trí vào trung tâm băng chuyền, và kiểm tra hệ thống thanh dẫn hướng để đảm bảo túi luôn đi đúng đường, không bị xô lệch trong quá trình hàn.
Khi nhiệt độ máy không ổn định hoặc không đạt ngưỡng cần thiết, quá trình hàn sẽ bị gián đoạn, gây ra đường hàn yếu, không bám dính hoặc không đều. Nguyên nhân chính thường xuất phát từ cảm biến nhiệt (thermocouple) bị lỗi, khiến máy đọc sai nhiệt độ thực tế và không điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, bộ điều khiển nhiệt độ có thể bị hỏng hoặc lập trình sai, dẫn đến việc cung cấp sai mức nhiệt. Một nguyên nhân khác là dây điện trở gia nhiệt bị cháy, đứt hoặc oxy hóa sau thời gian dài sử dụng, làm gián đoạn quá trình truyền nhiệt.
Cách khắc phục:
Trước tiên, cần kiểm tra cảm biến nhiệt và bộ điều khiển bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu phát hiện cảm biến sai số cao hoặc mất tín hiệu, nên thay thế bằng linh kiện tương thích. Tương tự, nếu bảng điều khiển hiển thị nhiệt độ sai lệch hoặc không phản hồi đúng, nên thay mới hoặc điều chỉnh lại. Đối với dây điện trở, cần kiểm tra độ thông mạch và quan sát bề mặt có dấu hiệu cháy đen, đứt gãy — khi đó, cần thay dây mới để phục hồi hiệu suất nhiệt. Ngoài ra, luôn duy trì chế độ làm mát sau mỗi lần vận hành để kéo dài tuổi thọ cho hệ thống gia nhiệt.
Lỗi không khởi động thường bắt nguồn từ việc nguồn điện không cấp vào máy, do dây nguồn bị lỏng, ổ cắm hỏng hoặc công tắc nguồn bị chập, cháy. Ngoài ra, tình trạng quá tải khi vận hành cũng có thể khiến cầu chì hoặc bộ bảo vệ nguồn bị đứt, ngắt dòng điện. Những lỗi này làm máy không nhận được điện, dẫn đến không thể khởi động hoặc hoạt động gián đoạn.
Cách khắc phục:
Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống cấp điện gồm dây nguồn, công tắc và cầu chì để phát hiện hư hỏng. Thay thế ngay các linh kiện bị cháy hoặc lỏng kết nối. Đảm bảo máy được cấp nguồn điện ổn định (220V ±10%) và không dùng chung với thiết bị công suất cao khác. Trường hợp khu vực điện yếu hoặc chập chờn, nên sử dụng ổn áp để bảo vệ hệ thống điện của máy.
Lỗi băng chuyền không hoạt động hoặc chạy giật thường do dây curoa bị chùng, đứt hoặc các bánh răng truyền động bị mòn, kẹt bụi bẩn. Ngoài ra, động cơ điện yếu hoặc hỏng tụ khởi động cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu suất của băng chuyền, dẫn đến tình trạng giật hoặc dừng hoàn toàn.
Cách khắc phục:
Để khắc phục, cần vệ sinh định kỳ toàn bộ hệ thống truyền động, bao gồm ổ trục và bánh răng để loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ cũ. Nếu dây curoa bị mài mòn, hãy thay thế bằng dây mới để đảm bảo độ căng và hoạt động ổn định. Kiểm tra tụ điện của động cơ, thay thế nếu tụ bị hỏng và đảm bảo động cơ được cấp nguồn đầy đủ, ổn định.
Lỗi in date mờ hoặc không rõ nét thường xuất phát từ việc bộ phận in date bị lệch vị trí, hoặc các ký tự in bị mòn, mất nét do sử dụng lâu dài. Ngoài ra, mực in hoặc ruy băng in không đạt chất lượng cũng có thể làm giảm chất lượng in ấn, khiến thông tin in trên bao bì trở nên không rõ ràng.
Cách khắc phục:
Để khắc phục, cần tháo cụm in và điều chỉnh lại vị trí chính xác của bộ phận in date để đảm bảo quá trình in diễn ra chính xác. Nếu các ký tự hoặc bộ khung chữ bị mòn, cần thay mới để đảm bảo chất lượng in. Đồng thời, sử dụng mực và ruy băng in phù hợp với loại vật liệu túi và nhiệt độ hàn để đảm bảo hình ảnh in sắc nét và bền lâu.
Lỗi này thường xảy ra khi túi quá dày hoặc vật chứa bên trong có trọng lượng vượt quá khả năng chịu tải của máy, khiến quá trình hàn không diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, khi thanh hàn quá nóng, nó có thể làm chảy túi, gây kẹt trong quá trình di chuyển trên băng chuyền.
Cách khắc phục:
Để khắc phục, cần chọn loại máy phù hợp với độ dày và khối lượng của túi, kiểm tra tải trọng của băng chuyền và công suất của thanh nhiệt để đảm bảo chúng không vượt quá giới hạn của máy. Điều chỉnh lại nhiệt độ hàn và tốc độ băng chuyền cho phù hợp với từng loại vật liệu túi. Trước khi vận hành chính thức, nên thực hiện các thử nghiệm để tìm ra thông số tối ưu nhất cho từng loại túi và sản phẩm.
Trong quá trình sử dụng máy hàn miệng túi liên tục, việc phát hiện và xử lý các sự cố trên một cách kịp thời sẽ giúp giảm thiểu gián đoạn sản xuất và tăng cường độ bền của thiết bị. Để đạt hiệu suất tối ưu, người vận hành cần tuân thủ đúng quy trình bảo trì và điều chỉnh các thông số kỹ thuật sao cho phù hợp với từng loại vật liệu. Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp các bạn khắc phục được những lỗi cơ bản. Tuy nhiên nếu không khắc phục được bạn có thể liên hệ hotline 0868 50 2002 để được hỗ trợ nhé.
Vậy dây chuyền đóng thùng carton thông minh – “cánh tay robot” của ngành logistics hiện đại – có gì đặc biệt? Hãy cùng khám phá dây chuyền đóng thùng carton chuẩn công nghiệp 4.0.
Giữa vô vàn lựa chọn, máy co màng cầm tay nổi lên như một giải pháp tối ưu: nhỏ gọn, hiệu quả, tiết kiệm. Vậy máy co màng cầm tay là gì?
Trên thị trường hiện nay có hàng chục loại máy khác nhau khiến việc lựa chọn trở nên không dễ dàng. Vậy có mấy loại máy cắt vải cầm tay?
Giữa vô vàn mẫu mã, hàng thật, nhái lẫn lộn làm sao để chọn được chiếc máy vừa chính hãng, vừa phù hợp? Hãy cùng khám phá cách nhận biết máy cắt vải chính hãng nhé!
Nghe có vẻ nhỏ nhặt, nhưng cách dán thùng carton lại ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng vận chuyển và hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn nhé!
Hãy cùng khám phá bí quyết chọn kích thước bàn cắt vải công nghiệp phù hợp với xưởng của bạn.