Máy hàn miệng túi dập chân là thiết bị đóng gói chuyên nghiệp sử dụng nhiệt và lực bàn đạp để tạo đường hàn kín – giữ cho sản phẩm bên trong luôn sạch, khô và bảo quản tốt hơn. Với thao tác đơn giản chỉ bằng một cú đạp chân, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo sản phẩm được bảo quản tối ưu. Và để thiết bị này thực sự phát huy sức mạnh, bạn cần hiểu rõ cách sử dụng máy hàn miệng túi dập chân đúng chuẩn. Cùng tìm hiểu nhé!
Máy hàn miệng túi dập chân là một trong những thiết bị máy hàn túi chuyên dụng được sử dụng để hàn kín miệng các loại túi nilon, túi nhựa, túi bạc,... Khác với máy hàn cầm tay, máy dập chân sử dụng lực đạp bằng chân để điều khiển thanh hàn. Khi người dùng đạp chân, hệ thống thanh nhiệt sẽ được ép chặt lên miệng túi, tạo ra đường hàn chắc chắn và kín khí, giúp bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi bụi bẩn, ẩm mốc và tác động từ môi trường. Tùy theo model, máy có thể hàn được chiều dài từ 300 mm đến 700 mm, phù hợp với cả túi nhỏ lẫn túi lớn, giúp mở rộng phạm vi ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau từ chế biến thực phẩm đến đóng gói công nghiệp.
Đầu tiên, bạn cần đặt máy trên một bề mặt phẳng, khô ráo và tránh xa các vật liệu dễ cháy hoặc nơi có độ ẩm cao để đảm bảo an toàn điện và tránh nguy cơ hư hỏng thiết bị. Kết nối nguồn điện 220V và bật công tắc nguồn; đèn báo sáng lên đồng nghĩa máy đã sẵn sàng vận hành.
Tiếp theo, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với độ dày và chất liệu của túi cần hàn. Ví dụ, túi dày như PP, PE hoặc PVC sẽ cần mức nhiệt cao hơn, trong khi túi mỏng yêu cầu nhiệt độ thấp để tránh làm cháy hoặc biến dạng miệng túi. Nên bắt đầu với nhiệt độ thấp, thử hàn trên một mẫu túi nhỏ để kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp, tránh lãng phí vật liệu hoặc làm hỏng sản phẩm.
Đặt miệng túi chính xác vào vị trí giữa hai thanh hàn của máy, đảm bảo túi không bị nhăn nheo hoặc lệch, giúp tạo ra đường hàn đều và chắc chắn. Dậm bàn chân không bàn đạp của máy, lúc này thanh hàn sẽ ép xuống miệng túi và bắt đầu gia nhiệt.
Giữ bàn đạp trong khoảng từ 2 đến 5s, hoặc theo tín hiệu đèn báo của máy (đèn tắt hoặc máy tự ngắt) để đảm bảo nhiệt lượng đủ làm nóng chảy lớp nhựa và dập kín miệng túi. Sau khi hoàn thành, nhấc chân lên và nhẹ nhàng rút túi ra khỏi vị trí hàn để tránh làm lệch đường hàn vừa tạo.
Sau khi hàn xong, kiểm tra đường hàn bằng cách kéo nhẹ túi ở phần miệng đã hàn để đảm bảo độ kín khít và chắc chắn. Đường hàn phải đồng đều, không có lỗi hở, không bị nhắn hoặc gãy đoạn.
Nếu phát hiện đường hàn bị mỏng hoặc không kín, bạn cần tăng nhiệt độ hoặc kéo dài thời gian giữ bàn đạp để đảm bảo lớp hàn đủ bền. Ngược lại, nếu túi bị cháy hoặc phần hàn cứng giòn, cần giảm nhiệt độ hoặc rút ngắn thời gian hàn để tránh làm hỏng túi và sản phẩm bên trong.
Khám phá ngay: Tổng hợp các lỗi phổ biến ở máy hàn miệng túi
Máy hàn miệng túi dập chân sử dụng nhiệt để tạo đường hàn, vì vậy tuyệt đối không chạm tay vào thanh hàn khi máy đang hoạt động hoặc vừa sử dụng xong, để tránh bị bỏng. Ngoài ra, thiết bị nên được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa khu vực chứa vật liệu dễ cháy hoặc nơi ẩm ướt để hạn chế nguy cơ chập cháy điện. Sau khi sử dụng, hãy tắt công tắc nguồn và rút phích cắm để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện.
Hiệu suất của máy phụ thuộc vào việc bảo trì đúng cách. Sau mỗi phiên làm việc, bạn nên lau sạch thanh nhiệt, mặt bàn hàn và bàn đạp để loại bỏ bụi nhựa, vụn túi hoặc mảnh vật liệu còn sót lại. Ngoài ra, cần kiểm tra định kỳ các bộ phận tiêu hao như điện trở nhiệt và băng dính chịu nhiệt. Khi có dấu hiệu bong tróc, mòn hoặc hở điện trở, hãy thay mới kịp thời để đảm bảo máy hoạt động ổn định, tránh cháy túi hoặc lỗi kỹ thuật. Máy nên được bảo quản trong môi trường khô thoáng, tránh độ ẩm cao.
Hiệu quả của đường hàn phụ thuộc lớn vào việc sử dụng đúng loại túi và thiết lập nhiệt độ phù hợp. Hãy ưu tiên dùng túi chuyên dụng (như PE, PP, PVC ) có khả năng chịu nhiệt tốt và bám dính cao. Tránh sử dụng túi quá mỏng hoặc không rõ nguồn gốc, vì dễ gây lỗi đường hàn hoặc thậm chí làm hỏng thanh nhiệt.
Khi bắt đầu, hãy thiết lập nhiệt độ ở mức thấp, sau đó tăng dần để tìm được ngưỡng phù hợp với từng loại túi và cũng cần điều chỉnh thời gian giữ bàn đạp tương ứng. Quá nhiệt có thể khiến túi cháy, đường hàn bị cứng hoặc bong lớp nilon; còn nhiệt quá thấp sẽ làm đường hàn lỏng, dễ bung.
Tham khảo thêm các mẫu máy mới nhất: https://yamafujipacking.com/may-han-tui.html
Dù máy hàn túi dập chân có thể hoạt động liên tục, nhưng bạn không nên sử dụng liên tục nhiều phút mà không nghỉ, nhất là với các dòng máy mini hoặc dùng cho hộ kinh doanh nhỏ. Hãy để máy nghỉ khoảng 1-2 phút sau mỗi 10-15 phút vận hành, giúp các linh kiện tỏa nhiệt, tránh hiện tượng quá tải nhiệt gây giảm hiệu suất hoặc cháy thanh hàn.
Máy hàn miệng túi dập chân là công cụ đóng gói hiệu quả, bền bỉ và dễ sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất (từ thực phẩm đến công nghiệp nhẹ). Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng máy một cách hiệu quả và an toàn.
không phải ai sử dụng cũng biết những lưu ý khi sử dụng máy hút chân không để đạt hiệu quả tối ưu. Cùng đón đọc trong bài viết dưới đây để biết những lưu ý đó là gì nhé!
Việc lựa chọn một chiếc máy hàn túi phù hợp không chỉ giúp tối ưu quy trình sản xuất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, giữa hàng trăm mẫu mã trên thị trường, làm thế nào để biết mua máy hàn túi cần lưu ý điều gì?
Nhiều đơn vị vẫn băn khoăn: “Mua máy dán thùng carton chính hãng tại Hà Nội ở đâu? Nên chọn thương hiệu nào đảm bảo chất lượng - dịch vụ tốt?” Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Máy bọc màng co nhiệt chính là giải pháp đóng gói tối ưu, giúp sản phẩm trở nên chuyên nghiệp, thẩm mỹ và đảm bảo an toàn trong vận chuyển. Vậy máy bọc màng co nhiệt là gì?
Trong thị trường máy đóng gói hiện nay, máy bọc màng co đang trở thành công cụ quan trọng giúp bảo vệ và cải thiện hiệu suất đóng gói. Bài viết này sẽ tư vấn chọn mua máy bọc màng co chất lượng, giá tốt.
Mỗi khâu được phối hợp nhịp nhàng, liền mạch với nhau tạo nên một dây chuyền đóng thùng carton - Giải pháp nâng tầm sản xuất. Dưới đây, hãy cùng Yamafuji khám phá giải pháp nâng tầm hiệu quả sản xuất nhờ dây chuyền này nhé!