Trong bối cảnh chi phí đầu tư ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đang tìm kiếm giải pháp tiết kiệm bằng cách mua máy dán thùng carton đã qua sử dụng. Vậy việc mua máy dán thùng cũ có thực sự nên hay không? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết “hướng dẫn mua máy dán thùng cũ: “Cũ người mới ta” có đáng đầu tư.
Một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn máy cũ chính là giá thành rẻ. So với việc bỏ ra vài chục triệu đồng để sở hữu một máy mới, việc đầu tư vào thiết bị đã qua sử dụng giúp bạn tiết kiệm đáng kể ngân sách ban đầu. Đặc biệt phù hợp với những đơn vị sản xuất nhỏ, vừa khởi nghiệp hoặc có mô hình kinh doanh quy mô nhỏ.
Máy móc công nghiệp, đặc biệt là thiết bị đóng gói như máy dán thùng, thường bị mất giá nhanh chóng ngay sau khi mua mới. Trong khi đó, nếu mua máy cũ – giá trị thiết bị gần như đã “chạm đáy”, nên việc khấu hao vốn gần như không đáng kể.
Thay vì cố gắng mua một máy mới cấu hình cơ bản, bạn có thể dễ dàng tiếp cận các dòng máy cao cấp hơn trong cùng mức ngân sách nếu lựa chọn máy cũ. Thị trường máy 2hand hiện khá sôi động với nhiều dòng máy, tạo điều kiện cho người dùng linh hoạt lựa chọn theo nhu cầu thực tế.
Không giống như máy mới, các thiết bị đã qua sử dụng thường bị hao mòn do thời gian hoặc cách vận hành không đúng kỹ thuật từ người dùng trước đó. Chính vì thế, có thể khiến máy hoạt động không ổn định, dễ hư hỏng bất ngờ trong quá trình sản xuất, gây gián đoạn dây chuyền đóng gói và ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Phần lớn máy cũ không còn bảo hành từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Việc không có bảo hành đồng nghĩa với việc nếu thiết bị gặp sự cố, người dùng sẽ phải tự chịu hoàn toàn chi phí sửa chữa hoặc thay thế, đôi khi còn tốn kém hơn cả việc mua mới.
Một số dòng máy cũ, đặc biệt là các model đã ngưng sản xuất, thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm linh kiện thay thế. Trường hợp linh kiện phải nhập khẩu từ nước ngoài, thời gian chờ đợi và chi phí đều sẽ tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến hiệu suất và hoạt động lâu dài của doanh nghiệp.
Mặc dù có thể sử dụng ổn định một thời gian, nhưng máy cũ vẫn sẽ có tuổi thọ ngắn hơn máy mới. Đồng nghĩa với việc bạn có thể phải thay thế thiết bị hoặc nâng cấp sớm hơn, làm giảm hiệu quả đầu tư về lâu dài – đặc biệt nếu không được bảo dưỡng định kỳ.
- Trước khi quyết định mua, hãy tìm hiểu rõ ràng về xuất xứ, thời gian sử dụng, và lý do chủ cũ bán máy. Nếu có thể, yêu cầu người bán cho xem hóa đơn mua máy ban đầu hoặc giấy tờ liên quan.
- Không nên mua máy dán thùng carton chỉ qua hình ảnh hoặc lời quảng cáo. Hãy yêu cầu được test máy trực tiếp để kiểm tra các yếu tố quan trọng như tốc độ dán, độ bám keo, khả năng vận hành liên tục và sự ổn định khi hoạt động. Đây là bước bắt buộc để tránh mua phải máy lỗi hoặc máy đã qua sửa chữa nhiều lần.
- Trước khi mua, hãy xác minh xem các linh kiện tiêu hao hoặc dễ hỏng của máy có còn được sản xuất, phân phối trên thị trường hay không. Nhờ đó, sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc sửa chữa và bảo trì thiết bị sau này, tránh tình trạng "chết máy" vì không tìm được phụ tùng.
- Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá máy móc công nghiệp, tốt nhất hãy đi cùng một người có chuyên môn. Kỹ thuật viên hoặc người đã từng sử dụng máy dán thùng sẽ giúp bạn nhìn ra những lỗi kỹ thuật tiềm ẩn, từ đó đưa ra quyết định chính xác và an toàn hơn.
Câu trả lời là có nếu ngân sách doanh nghiệp bạn hạn chế và sử dụng dán thùng không nhiều. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ những yêu cầu kỹ thuật chuyên môn để test sản phẩm trước khi mua giúp hạn chế rủi ro nhất có thể. Còn lại các trường hợp sau đây, không nên đầu tư vào máy dán băng keo thùng carton cũ:
- Khi mở rộng quy mô sản xuất: Máy mới có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn hơn và ổn định hơn.
- Khi yêu cầu chất lượng cao và ổn định: Máy mới đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản phẩm tốt hơn.
- Khi cần bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật: Máy mới thường đi kèm với chính sách bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất.
Khám phá ngay: Top 5 loại máy dán thùng bán chạy nhất
Nếu bạn đang tìm kiếm thương hiệu mua máy mới chất lượng, giá tốt kèm theo những chính sách ưu đãi bảo hành tốt nhất thị trường có thể tham khảo Yamafuji. Đây là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu và có chứng chỉ CO,CQ.
- Cam kết hàng chính hãng chất lượng và được kiểm định chặt chẽ trước khi đến tay khách hàng. Đổi 1-1 trong vòng 3-5 ngày nếu máy bị lỗi do nhà sản xuất.
- Giá cả cạnh tranh công khai trên website, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn với đa dạng mẫu mã phù hợp cho mọi nhu cầu của khách hàng.
- Đặc biệt Yamafuji bảo hành 12 tháng với toàn bộ máy móc, không phải thương hiệu nào cũng có thể làm được.
- Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp luôn hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa cho quý khách hàng xuyên suốt thời gian bảo hành.
- Hệ thống bảo hành được trải rộng từ Bắc xuống Nam, cùng phụ kiện luôn có sẵn giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng.
Nhìn chung việc mua máy dán thùng carton cũ là lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn sở hữu thiết bị có hiệu quả sử dụng tốt. Tuy nhiên, đi kèm với lợi ích là những rủi ro tiềm ẩn về chất lượng, bảo hành và tuổi thọ. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng, kiểm tra máy kỹ càng hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định. Nếu có điều kiện, đầu tư vào máy mới vẫn là giải pháp an toàn và bền vững hơn cho doanh nghiệp.
Vậy dây chuyền đóng thùng carton thông minh – “cánh tay robot” của ngành logistics hiện đại – có gì đặc biệt? Hãy cùng khám phá dây chuyền đóng thùng carton chuẩn công nghiệp 4.0.
Giữa vô vàn lựa chọn, máy co màng cầm tay nổi lên như một giải pháp tối ưu: nhỏ gọn, hiệu quả, tiết kiệm. Vậy máy co màng cầm tay là gì?
Trên thị trường hiện nay có hàng chục loại máy khác nhau khiến việc lựa chọn trở nên không dễ dàng. Vậy có mấy loại máy cắt vải cầm tay?
Giữa vô vàn mẫu mã, hàng thật, nhái lẫn lộn làm sao để chọn được chiếc máy vừa chính hãng, vừa phù hợp? Hãy cùng khám phá cách nhận biết máy cắt vải chính hãng nhé!
Nghe có vẻ nhỏ nhặt, nhưng cách dán thùng carton lại ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng vận chuyển và hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn nhé!
Hãy cùng khám phá bí quyết chọn kích thước bàn cắt vải công nghiệp phù hợp với xưởng của bạn.