Ngày nay, máy cắt vải đứng là thiết bị không thể thiếu trong các xưởng may công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất may mặc, giúp tăng năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng vận hành máy được một cách nhanh chóng, hiệu quả để sử dụng được người dùng cần nắm đúng kỹ thuật và biết cách sử dụng sao cho tối ưu nhất. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cắt vải siêu nhanh với máy cắt vải đứng.
- Lựa chọn tay cầm: Việc chuẩn bị đúng cách trước khi vận hành máy cắt vải đứng là yếu tố quyết định đến độ chính xác của đường cắt và chất lượng sản phẩm đầu ra. Trước tiên, người sử dụng cần xác định tay thuận để lựa chọn tay cầm phù hợp. Đa số thợ may thường sử dụng tay phải để cầm tay cầm của máy, giúp điều khiển máy linh hoạt và dễ kiểm soát hơn trong quá trình di chuyển.
- Cách cầm: Khi cầm tay cầm, người vận hành cần giữ tay ở tư thế thoải mái, thả lỏng và di chuyển một cách tự nhiên. Không nên cầm quá chặt hoặc thao tác gượng ép, vì điều này dễ khiến đường cắt bị giật, tạo nếp gấp hoặc làm nhàu vải – ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Xác định mẫu cắt: Việc xác định chính xác mẫu cắt là bước không thể bỏ qua. Trước khi đặt vải lên bàn, người dùng cần vẽ sơ đồ cắt (giấy sơ đồ) theo kích thước và hình dạng từng chi tiết may mặc.
- Lựa chọn loại vải phù hợp: Sau cùng, cần lựa chọn loại vải phù hợp với công suất và dao cắt của máy. Với những chất liệu vải mỏng như voan, lanh, ren, người dùng có thể cắt nhiều lớp vải cùng lúc, giúp tăng năng suất. Tuy nhiên, với các loại vải dày hoặc dễ co giãn như len, nỉ, kaki, nên cắt ít lớp để đảm bảo dao đi chính xác, không làm lệch hoặc nhăn chi tiết cắt.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ sơ đồ và chất liệu vải, tiến hành bước tiếp theo là đưa máy vào vị trí cắt. Trước tiên, người dùng sử dụng ngón trỏ tay thuận để bóp cần chân vịt, đồng thời tay còn lại kéo chân vịt lên. Thao tác này, giúp lưỡi dao không tiếp xúc với vải khi chưa cắt, tránh gây xước hoặc làm xô lệch lớp vải.
Khi máy được đưa vào đúng vị trí bắt đầu, đặt đế máy nhẹ nhàng xuống mặt vải, sau đó thả chân vịt xuống bằng cách nhả cần bóp. Lúc này, dao cắt đã sẵn sàng để tiếp xúc với vải và thực hiện quá trình cắt.
Lưu ý: phải đảm bảo dao tiếp xúc đúng theo đường vạch sơ đồ, không bị lệch khỏi ranh giới mẫu thiết kế.
Khi bắt đầu cắt, người điều khiển giữ tay cầm chắc chắn nhưng không quá cứng, vừa giữ máy ổn định vừa điều chỉnh hướng di chuyển một cách linh hoạt theo đường vẽ. Trong quá trình này, cần duy trì tốc độ cắt đều, tránh cắt quá nhanh sẽ dễ làm lệch mép vải, còn nếu quá chậm sẽ ảnh hưởng đến năng suất và có thể làm nóng lưỡi dao.
Trong quá trình cắt, luôn giữ đế máy nằm hoàn toàn dưới giấy sơ đồ để tạo độ phẳng và ổn định cho toàn bộ lớp vải phía dưới.Để giúp dao cắt đi êm, không làm xô lệch, nhàu hoặc rách vải ở các lớp dưới cùng – đặc biệt quan trọng với các chất liệu vải mỏng hoặc trơn.
Khi cắt đến những vị trí đòi hỏi độ chính xác cao như đường cong, vòng nách, cổ áo hoặc các chi tiết uốn lượn, người dùng nên giảm nhẹ tốc độ di chuyển của máy. Đồng thời, sử dụng ngón trỏ bóp nhẹ cần điều khiển chân vịt, điều này giúp làm giảm áp lực đè từ chân vịt lên lớp vải, tránh tình trạng vải bị dồn, gấp hoặc sai lệch so với sơ đồ.
Đây là kỹ năng cần luyện tập thường xuyên để đạt được sự thành thạo, vì việc di chuyển dao cắt theo đường cong đòi hỏi độ khéo léo cao và khả năng làm chủ máy tốt. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, các đường cắt sẽ mượt, chính xác và không làm hỏng giấy sơ đồ phía trên hoặc lớp vải dưới cùng.
Sau khi hoàn thành toàn bộ quá trình cắt, người vận hành tắt máy bằng công tắc nguồn và kiểm tra lại toàn bộ các chi tiết đã cắt. Đảm bảo rằng không có phần nào bị thiếu, lệch mẫu hoặc mép vải bị xước, tua. Nếu phát hiện lỗi, cần khắc phục ngay để tránh ảnh hưởng đến công đoạn may sau đó.
Tiếp theo, vệ sinh đế máy và dao cắt, loại bỏ vải vụn hoặc bụi sợi bám vào lưỡi dao. Đừng quên kiểm tra lại bình dầu và tra dầu định kỳ nếu cần, giúp máy hoạt động trơn tru và kéo dài tuổi thọ.
Dù đã nắm vững các bước vận hành cơ bản, người sử dụng vẫn cần lưu ý một số điểm sau:
Trong quá trình sử dụng, lưỡi dao của máy sẽ dần bị cùn do tiếp xúc với nhiều lớp vải cùng lúc và phải hoạt động ma sát liên tục. Do đó, cần mài dao định kỳ để lưỡi dao luôn đủ độ sắc bén.
Trước khi mài dao, người vận hành cần gạt thanh chân vịt chạm sát tấm đế để tránh dao va vào lớp vải hoặc sơ đồ cắt. Sau đó, ấn mạnh và dứt khoát cần điều khiển mài dao để hệ thống mài dao hoạt động hiệu quả. Thời gian mài thường chỉ cần vài giây là đủ để khôi phục độ bén của dao.
Khám phá ngay: Bí Quyết Bảo Dưỡng Máy Cắt Vải Đúng Cách một chiếc máy được bảo dưỡng đúng cách sẽ sử dụng được lâu, bền bỉ hơn so với những chiếc máy không được bảo dưỡng.
Với các sản phẩm chính, cần sử dụng lưỡi dao mới để đảm bảo đường cắt sắc nét và chính xác. Tuy nhiên, với vải lót – vốn không yêu cầu độ hoàn hảo tuyệt đối – bạn có thể tận dụng lưỡi dao đã cắt được 3–4 bàn vải trước đó. Cách làm này giúp tiết kiệm chi phí tiêu hao dao mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.
Khi cắt, hãy luôn đặt đế máy nằm hoàn toàn dưới giấy sơ đồ. Điều này không chỉ giúp máy đi êm, ổn định, mà còn bảo vệ lớp vải dưới cùng khỏi bị xô lệch hay nhăn nhúm. Nếu để đế máy đè lên giấy sơ đồ hoặc một phần bị lòi ra ngoài, rất dễ làm lệch toàn bộ sơ đồ hoặc phá hỏng đường cắt.
Đây là thiết bị có công suất lớn và sử dụng dao quay sắc bén, do đó vấn đề an toàn lao động luôn phải được đặt lên hàng đầu. Người vận hành cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như: găng tay chống cắt, áo dài tay gọn gàng, khẩu trang và kính bảo hộ nếu cần.
Một lưu ý cực kỳ quan trọng là quản lý dây điện của máy sao cho gọn gàng, tuyệt đối không để dây điện vướng vào khu vực đầu dao cắt. Vì dao của máy đứng rất bén, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến dây bị cắt đứt, gây chập điện hoặc cháy nổ.
Không gian làm việc cũng nên được bố trí rộng rãi, mặt bàn phẳng và sạch sẽ để dễ di chuyển máy. Định kỳ kiểm tra nguồn điện, công tắc và bình dầu để đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định và bền bỉ.
Hy vọng với bài hướng dẫn chi tiết này, bạn đã có thể tự tin sử dụng máy cắt vải đứng một cách chuyên nghiệp, an toàn và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm dòng máy phù hợp với nhu cầu sản xuất hoặc cần tư vấn kỹ thuật, đừng ngần ngại liên hệ với đơn vị cung cấp uy tín để được hỗ trợ tận tình.
Vậy dây chuyền đóng thùng carton thông minh – “cánh tay robot” của ngành logistics hiện đại – có gì đặc biệt? Hãy cùng khám phá dây chuyền đóng thùng carton chuẩn công nghiệp 4.0.
Giữa vô vàn lựa chọn, máy co màng cầm tay nổi lên như một giải pháp tối ưu: nhỏ gọn, hiệu quả, tiết kiệm. Vậy máy co màng cầm tay là gì?
Trên thị trường hiện nay có hàng chục loại máy khác nhau khiến việc lựa chọn trở nên không dễ dàng. Vậy có mấy loại máy cắt vải cầm tay?
Giữa vô vàn mẫu mã, hàng thật, nhái lẫn lộn làm sao để chọn được chiếc máy vừa chính hãng, vừa phù hợp? Hãy cùng khám phá cách nhận biết máy cắt vải chính hãng nhé!
Nghe có vẻ nhỏ nhặt, nhưng cách dán thùng carton lại ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng vận chuyển và hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn nhé!
Hãy cùng khám phá bí quyết chọn kích thước bàn cắt vải công nghiệp phù hợp với xưởng của bạn.