Máy dán thùng là thiết bị không thể thiếu trong các dây chuyền đóng gói chuyên nghiệp và dễ sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng máy bị lỗi, gây dán đoạn sản xuất và làm giảm đi hiệu quả công việc. Vậy tại sao máy dán thùng bị lỗi khi sử dụng? Cùng tìm hiểu để có hướng khắc phục kịp thời nhé!
Là hiện tượng khi thùng carton đi qua băng tải để tiến hành bước dán băng keo nhưng bị kẹt ở đầu hoặc đoạn giữa băng chuyền mà không di chuyển được xuống cuối.
- Chiều rộng của thùng carton không phù hợp với thông số của máy. Tùy theo từng model của máy sẽ có độ rộng thùng khác nhau (độ rộng lớn nhất hiện nay khoảng 60cm).
- Quên chưa điều chỉnh kích thước khung máy cho phù hợp với kích thước thùng.
- Băng tải bị kẹt lại và không hoạt động.
- Bánh xe chuyền dẫn hướng mòn không quay hoặc bị lệch.
- Chọn máy có độ rộng phù hợp với kích thước thùng. Tuy nhiên nên chọn máy có thể điều chỉnh được độ rộng của thùng.
- Điều chỉnh độ rộng thân máy phù hợp với độ rộng thùng bằng cách thông qua tay quay ở phía bên hông máy sao cho khi thùng carton đi qua không bị vừa đủ không quá chật cũng không quá lỏng.
- Kiểm tra băng tải xem có hoạt động không rồi cho thùng vào băng tải. Lưu ý nhớ kiểm tra dây bên trong xem có bị kẹt hay đứt ở đâu không để kịp thời thay mới.
- Với bánh xe dẫn hướng chúng ta có thể dùng tay vuốt nhẹ để kiểm tra xem bánh có lăn bình thường không, nếu không cần tháo ra kiểm tra kỹ lại.
Mỗi loại băng keo dán thùng sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, thành phẩm keo dán không chắc hay gây mất thẩm mỹ cũng phản ánh một phần mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
- Con lăn cố định băng keo gặp sự cố khi dán.
- Cuộn băng keo bị lỏng do cuộn lăn gắn chưa chắc hoặc do quên cố định sau khi lắp.
- Bề mặt thùng carton bị nhô lên không bằng phẳng. Có thể là do các sản phẩm bên trong thùng lớn hơn kích thước của thùng hoặc sản phẩm đặt trong thùng sai cách.
- Kiểm tra, sửa chữa con lăn cố định nếu nó bị kẹt hoặc hoạt động không trơn chu.
- Trước khi dán hãy đảm bảo băng keo đã được cố định chắc chắn, đúng vị trí.
- Hãy luôn đảm bảo sản phẩm sau khi cho vào thùng hàng luôn vừa đủ không bị nhô lên cũng không bị rỗng quá nhiều. Nếu sản phẩm bên trong thùng quá ít thùng dễ dàng bị bẹp và méo mó trong quá trình vận chuyển.
Băng dính sau khi dán xong không được chắc chắn, dễ bị bung ra hoặc thùng chạy qua nhưng không được dán ảnh hưởng đến chất lượng niêm phong hàng hóa.
- Con lăn không tạo đủ lực ép khi miết băng keo.
- Môi trường nhiệt độ cao khiến keo mất độ kết dính.
- Sử dụng loại băng keo có tuổi thọ quá dài hoặc chất lượng kém, độ dính thấp.
- Hạ thấp chiều cao cụm dán cho vừa với chiều cao thùng.
- Sử dụng máy ở môi trường dưới 35°C, tránh để máy quá nóng trong thời gian dài. Nếu bạn cảm thấy máy bị nóng nên để máy nghỉ khoảng 10-15’ để làm nguội máy.
- Thay bằng băng dính có độ dày ≥ 60 micron, đảm bảo độ bền và bám dính.
Máy xảy ra hiện tượng rung lắc gây ảnh hưởng đến quá trình đóng gói và mọi người xung quanh
- Máy không được đặt trên mặt phẳng cố định, các chân máy không đều.
- Một số bu-lông hoặc bộ phận cơ khí bị lỏng sau quá trình sử dụng hoặc bảo trì không đúng cách.
- Đặt máy trên sàn bằng phẳng, có thể dùng đệm chân hoặc điều chỉnh cao độ chân máy.
- Siết chặt toàn bộ hệ thống bu-lông, đặc biệt là tại các khớp nối con lăn, cụm dán và bộ phận kéo.
Nếu máy liên tục gặp lỗi nhỏ, phải dừng máy nhiều lần trong thời gian ngắn, có thể bạn đang sử dụng sai cách hoặc bỏ qua quy trình bảo trì định kỳ.
- Không nắm rõ quy trình vận hành máy theo đúng kỹ thuật của nhà sản xuất.
- Không thực hiện bảo trì cơ cấu con lăn, belt, motor định kỳ khiến các bộ phận bị mài mòn nghiêm trọng.
- Dùng linh kiện thay thế không đúng chủng loại hoặc hàng trôi nổi không đảm bảo thông số kỹ thuật.
- Đào tạo nhân sự vận hành máy đúng cách, bám sát hướng dẫn kỹ thuật.
- Thiết lập kế hoạch bảo trì định kỳ 6–12 tháng/lần tùy cường độ sử dụng.
- Mua linh kiện chính hãng từ nhà cung cấp có uy tín, tránh thay thế linh kiện không đồng bộ.
Khám phá ngay: Hướng dẫn bảo trì, vệ sinh máy dán thùng đúng cách
Máy dán thùng carton là thiết bị quan trọng trong đóng gói công nghiệp, nhưng chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi được vận hành, bảo trì và sử dụng đúng cách. Việc nắm vững nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi phổ biến không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sửa chữa, mà còn nâng cao hiệu suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
Dưới đây, chúng tôi sẽ “vén màn” bí mật về máy cắt vải Yamafuji mà bạn không nên bỏ qua khi tìm kiếm giải pháp tối ưu cho xưởng may của mình.
Tại sao máy co màng lỗi liên tục? Liệu máy có thật sự kém chất lượng, hay chính người sử dụng đang mắc phải những sai lầm phổ biến mà không hay biết?
Câu hỏi đặt ra là: "Đầu tư máy dán thùng carton có xứng đáng không?" Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và cập nhật bảng giá mới nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Và được mọi người lựa chọn hơn cả đó là máy cắt vải đứng mang thương hiệu Yamafuji. Vậy điều gì làm nên sức hút của máy cắt vải đứng Yamafuji?
sau thời gian sử dụng, một số linh kiện, phụ kiện như lưỡi dao, dây mài, pin... sẽ xuống cấp, cần được thay mới để máy luôn hoạt động hiệu quả. Vậy nên mua phụ kiện máy cắt vải Yamafuji ở đâu để khỏi phải... sửa hoài?
Máy dán thùng bán tự động đã trở thành giải pháp lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp. Tại sao thiết bị này lại được ưa chuộng đến vậy, 99% xưởng sản xuất đều chọn máy dán thùng bán tự động?